Nghiên cứu chứng minh Hòe Hoa giúp tăng sức bền thành mạch

1 views

  1. Tên sách : Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Ở Việt Nam (tập I)
  2. Tác giả :
  • DSCKII Đỗ Huy Bích
  • TS Nguyễn Tập
  • TS Phạm Văn Hiển
  • KS Trần Toàn
  • GS Vũ Ngọc Lộ
  • PGS, TS Phạm Kim Mãn
  • PGS, TS Nguyễn Thượng Dong
  • GS Đoàn Thị Nhu
  • PGS Phạm Duy Mai
  • PGS, TSKH Đỗ Trung Đàm
  1. Chịu trách nghiệm :  Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
  2. Năm xuất bản : 2004
  3. Kết quả : 
  • Rutin và quercetin có trong hòe hoa đều có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, phục hồi tính đàn hồi của mao mạch đã bị tổn thương. Trên thỏ thí nghiệm, rutin tiêm tĩnh mạch với liều 1 mg/kg làm chậm sự khuếch tán của các chất màu vào tổ chức dưới da khi chúng được tiêm bằng đường tĩnh mạch.
  • Về cơ chế tác dụng, có tác giả cho rằng trong cơ thể, rutin tham gia vào quá trình oxy hóa-khử, làm giảm hiện tượng oxy hóa adrenalin bằng cách ức chế cạnh tranh với men catecholamin – o- methyltranferase, do đó lượng adrenalin bị phá hủy trong tuần hoàn giảm, mà adrenalin chính nó lại có tác dụng tăng cường sức đề kháng của mao mạch. Như vậy, tác dụng làm giảm tính thẩm thấu mao mạch là thông qua ảnh hưởng của rutin và quercetin đối với sự chuyển hóa của adrenalin.
  • Mặt khác, rutin lại có khả năng làm co mạch trực tiếp hệ mao quản, nên cũng có thể là hiện tượng giảm tính thẩm thấu của mao mạch là do tác dụng co mạch trực tiếp gây nên.
  • Ở người lớn tuổi, mao mạch không còn nguyên vẹn như trước và sự trao đổi chất giảm dần càng thúc đẩy quá trình lão hóa. Trong trường hợp này, rutin có khả năng duy trì trạng thái bình thường của mao mạch làm được chức năng trao đổi chất.
  • Ngoài ra, rutin còn có thể làm tăng trương lực tĩnh mạch, củng cố sức bền thành mạch, do đó hạn chế được hiện tượng bị suy tình mạch lúc tuổi già.

Hình ảnh Hòe hoa giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch (trích trang 973 – Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập I):

Hình ảnh Hòe hoa giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch (trích trang 974 – Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập I):

 

  • Bình luận Facebook
  • Bình luận mặc định

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn